Xe không chính chủ chỉ bị xử phạt trong hai trường hợp: Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông HOẶC công tác đăng ký xe theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Như vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên sau thời hạn 30 ngày, CSGT mới được phép phạt chủ xe lỗi không chính chủ.
Trường hợp khi tham gia giao thông mà bị CSGT gọi vào kiểm tra hành chính, người điều khiển chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ gồm:
– Giấy đăng ký xe.
– Bằng lái xe.
– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.
– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).
Trong trường hợp này, dù thấy tên trên giấy đăng ký xe không phải là người điều khiển phương tiện, CSGT cũng không được phép xử phạt vi phạm lỗi không chính chủ.
Như vậy, khi người dân điều khiển phương tiện di chuyển trên đường sẽ không bị phạt vì lỗi đi xe không chính chủ , hiện nay chúng ra đang bị nhầm lần lỗi không sang tên đổi chủ với việc đi xe không chính chủ tạo nên tâm lý lo lắng khi di chuyển trên đường hoặc gặp công an giao thông.
Trong một gia đình, vợ đi xe của chồng hoặc ngược lại, con cái đi xe của cha mẹ, anh chị em đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần bạn mang theo đủ giấy tờ xe theo quy định mà chúng tôi đã liệt kê là có thể yên tâm đi xe. Ngay cả khi bạn phải dừng xe vì vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ hay đi sai phần đường, làn đường, bạn vẫn sẽ không bị xử phạt lỗi không sang tên.
Nhưng khi làm thủ tục mua bán cho một người thứ ba hoặc có xảy ra tai nạn giao thông thì cơ quan CSGT sẽ làm việc truy vết chủ xe thực sự ở thời điểm xảy ra vụ việc, nếu như bạn chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ thì tức là lúc đó bạn vẫn là chủ xe, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, hình sự liên đới cho chiếc xe gây ra theo quy định của pháp luật.
Khi làm thủ tục đăng ký xe bạn cần trưng ra hợp đồng mua bán, giấy tờ cho, tặng, nếu như quá 30 ngày bạn phải chịu phạt cao nhất đến 8 triệu đồng đối với tổ chức. Lúc này bạn còn phải làm thủ tục rút hồ sơ, nộp lệ phí trước bạ, ra biển số mới nên bắt buộc phải có đủ giấy tờ cần thiết.
Như vậy có thể trả lời câu hỏi “ Xe không chính chủ có bị phạt không? ” của mọi người rồi nhé, chỉ cần đủ giấy tờ là sẽ không có vấn đề gì xảy ra, với cả xe máy và ô tô nhé các bạn.
MỨC PHẠT KHI KHÔNG SANG TÊN ĐỔI CHỦ
Nếu không thực hiện sang tên trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Cụ thể, xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với chủ sở hữu là cá nhân, từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng đối với chủ sở hữu là tổ chức. Xe ô tô bị phạt tiền 2-4 triệu đồng với cá nhân, và 4-8 triệu đồng với tổ chức.
Ngoài ra, Nghị định số 123/2021 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 100/2019/NĐ-CP còn bổ sung hành vi vi phạm đối với lỗi không làm thủ tục đổi lại giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe. Mức phạt tương tự như trên.
Đối với đăng ký xe không chính chủ, bạn cũng nên làm thủ tục sớm để tránh những rắc rối về sau, chi phí làm thủ tục sang tên đổi chủ không nhiều, bạn chỉ cần đến đúng địa chỉ Đội đăng ký xe của Công an tỉnh/Thành phố mình đang sinh sống để làm thủ tục, nhờ bên dịch vụ chuẩn bị giấy tờ, cà số khung số máy…